Những tín hiệu tích cực liên quan đến thị trường dầu, khí đốt và than củng cố niềm tin của EU về khả năng chấm dứt cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại.
Từ giữa năm 2021 đến cuối năm 2022, khủng hoảng năng lượng bùng phát tại châu Âu và một số khu vực tại châu Á, với việc giá dầu, khí đốt, than và điện tăng cao. Thậm chí trong một số trường hợp, giá những nhiên liệu trên đạt mức kỷ lục, buộc hộ gia đình và doanh nghiệp phải cắt giảm mức sử dụng.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cũng như các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh nhằm đáp trả Moscow đã làm gián đoạn nguồn cung năng lượng, vốn đang phải vật lộn với nhu cầu tăng vọt khi sản xuất công nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, gần 2 năm sau, khi EU triển khai hiệu quả các biện pháp điều chỉnh, tình hình dần khả quan hơn khi tồn kho năng lượng ở mức vừa đủ, và giá cả quay trở lại mức trung bình trong dài hạn.
Các chuyên gia khẳng định cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đã kết thúc. Mặc dù, vẫn có những lo ngại về việc châu Âu đổi khí đốt – nhiên liệu tương đối rẻ với khí LNG, một loại nhiên liệu khá đắt tiền từ Nga, sẽ khiến khả năng cạnh tranh công nghiệp gặp rủi ro, nhưng nhiều người cho rằng điều này sẽ không khiến lục địa già rơi vào khủng hoảng.
Sản lượng dầu thô tăng
Tại thị trường dầu mỏ châu Âu, vào tháng 8/2023, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ nội địa từ Mỹ tiếp tục tăng và vượt mức trước đại dịch. Các nguồn sản xuất dầu khác ngoài OPEC đang tăng trưởng đều đặn.
Theo dữ liệu từ Mỹ, tồn kho dầu thô thương mại cao hơn 12 triệu thùng, so với mức trung bình 10 năm trước đó vào giữa tháng 11, một tín hiệu cho thấy nguồn cung khá dồi dào cho thị trường.
Từ đầu tháng 11 đến nay, giá dầu thô Brent giao tháng trước đạt trung bình 82 USD/ thùng, ngang với mức trung bình kể từ đầu thế kỷ 21, sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
Chênh lệch giá trong sáu tháng của dầu Brent được giao dịch ở mức bù trừ trung bình là 1,57 USD, cao hơn một chút so với mức trung bình dài hạn là 1,04 USD.
Cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, thay vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung năng lượng, EU giờ đây đang phải đối mặt với tình trạng sản xuất dư thừa và khả năng tích tụ tồn kho dầu.
Ả Rập Saudi và các thành viên OPEC+ đã phải cắt giảm sản lượng dầu liên tục để ngăn chặn lượng hàng tồn kho tăng lên.
Giá khí đốt giảm sâu
Những biện pháp điều chỉnh của EU cũng đã ảnh hưởng đến khí đốt.
Vào tháng trước, giá khí đốt tương lai của Mỹ đã giao dịch ở mức gần thấp nhất trong 30 năm, cho thấy tình trạng dư thừa nhiên liệu này đang chớm nở trên thị trường.
Tại châu Âu, trữ lượng khí đốt theo quý liên tục ở mức kỷ lục kể từ cuối quý 1/2023, sau một mùa đông 2022/2023 ấm áp bất thường giúp giảm mức tiêu thụ khí đốt công nghiệp.
Ở Đức, sản lượng sản xuất dựa vào năng lượng đã giảm khoảng 17% kể từ năm 2022 và không thấy có dấu hiệu phục hồi.
Tổng lượng khí đốt được sử dụng tại bảy quốc gia tiêu thụ hàng đầu của Liên minh châu Âu – Đức, Ý, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ và Ba Lan – đã giảm 13% trong 9 tháng đầu năm 2023, so với mức trung bình trong 10 năm (2012-2021) trước xung đột Nga-Ukraine.
Tính từ đầu năm đến tháng 11, giá khí đốt ước tính trong năm tới đạt mức trung bình 48 euro/Mwh, giảm từ mức 223 euro vào tháng 8/2022 – đỉnh điểm của khủng hoảng năng lượng.
Mặc dù vẫn ở mức cao nhưng giá khí đốt vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với khi khủng hoảng và có khả năng sẽ giảm thấp hơn vào năm 2024.
Nhu cầu than giảm
Châu Âu đã có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn đối với than, khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu này giảm mạnh do lục địa già ưu tiên sử dụng khí đốt hơn.
Vào tháng 11/2023, chuyên gia ước tính giá trong năm tới của than được giao đến Tây Âu chỉ đạt trung bình 112 USD, giảm từ mức kỷ lục 300 USD/tấn vào tháng 9/2022.
Đối với sản xuất than, công ty khai thác than lớn nhất thế giới tại Trung Quốc đã tăng sản lượng khai thác thêm 425 triệu tấn (10%) vào năm 2022, và tăng thêm 144 triệu tấn (4%) trong 10 tháng đầu năm 2023.