Ấn Độ đặt mục tiêu lắp đặt công suất năng lượng tái tạo là 500 gigawatt (GW) vào năm 2030, so với công suất khoảng 153 GW ở thời điểm hiện tại.
Ấn Độ: Các cam kết mạnh mẽ hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo
Bộ trưởng Năng lượng tái tạo Pralhad Joshi mới đây cho biết, các tổ chức tài chính đã cam kết đầu tư tổng cộng 386 tỷ USD để giúp Ấn Độ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo.
Ấn Độ đặt mục tiêu lắp đặt công suất năng lượng tái tạo là 500 gigawatt (GW) vào năm 2030, so với công suất khoảng 153 GW ở thời điểm hiện tại.
Theo ước tính của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ Bộ Điện lực Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ cần lắp đặt ít nhất 44 GW công suất năng lượng sạch mỗi năm vào cuối thập kỷ này để đạt được mục tiêu 500 GW.
Bộ trưởng năng lượng Ấn Độ Pralhad Joshi cho biết tại Hội nghị và Triển lãm Nhà đầu tư Năng lượng Tái tạo hàng năm, cho hay: “Chúng tôi đã nhận được những cam kết mạnh mẽ từ các tiểu bang và Lãnh thổ Liên minh cũng như từ các nhà đầu tư, nhà sản xuất và viện tài chính để hỗ trợ mục tiêu 500 GW vào năm 2030”.
Các tập đoàn Reliance Industries và Adani có trụ sở tại Ấn Độ nằm trong số các công ty cam kết bổ sung năng lực năng lượng tái tạo. Reliance cam kết tăng thêm 100 GW công suất tái tạo và Adani Green Energy cam kết phát triển công suất 38,8 GW.
Nền kinh tế đang phát triển và nhu cầu điện ngày càng tăng đang thúc đẩy các ước tính về nhu cầu điện dài hạn của Ấn Độ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo Điện lực 2024 hồi đầu năm nay rằng nhu cầu điện của Ấn Độ đã tăng 7% vào năm 2023.
The Hague là nơi cấm quảng cáo về dầu mỏ đầu tiên trên thế giới
The Hague vừa trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới cấm quảng cáo dầu mỏ và các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng lớn bao gồm du lịch hàng không và tàu phục vụ du lịch.
Hội đồng thành phố The Hague mới đây đã thông qua đề xuất cấm những quảng cáo này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.
Trung tâm hành chính của Hà Lan là nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng lệnh cấm như vậy, sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hồi đầu năm nay kêu gọi các Chính phủ cấm những quảng cáo này.
Trong những năm gần đây, ông Guterres đã sử dụng gần như mọi bài phát biểu của mình để chỉ trích nhiên liệu hóa thạch và các công ty hoạt động trong ngành này.
Mới tháng trước, ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới loại bỏ dần dầu khí khỏi nền kinh tế của họ và ngừng thăm dò mới ở lĩnh vực hydrocarbon.
Phát biểu tại Tonga, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo đảo Thái Bình Dương, ông Guterres nói: “Đây là một tình huống điên rồ: nước biển dâng là một cuộc khủng hoảng hoàn toàn do con người tạo ra. Một cuộc khủng hoảng sẽ sớm lan rộng đến mức gần như không thể tưởng tượng được, không có xuồng cứu sinh để đưa chúng ta trở lại nơi an toàn”.
Tây Ban Nha thúc đẩy phát triển tiềm năng hydro
Tây Ban Nha là quốc gia dẫn đầu về năng lượng xanh ở châu Âu, với công suất phát điện từ gió và mặt trời đáng kể, giúp sản xuất năng lượng tái tạo chiếm hơn 50% tổng nguồn điện của quốc gia. Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược khử carbon của Tây Ban Nha dường như là khai thác tiềm năng tái tạo hydro của nước này.
Theo nghiên cứu của Rystad Energy, Tây Ban Nha có thể đạt được khoảng 5 GW công suất điện phân được lắp đặt vào năm 2030. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 11 GW – mức cao nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) – nước này sẽ cần hỗ trợ thêm từ các chương trình trợ cấp của mình.
Các điều kiện tối ưu về năng lượng tái tạo của Tây Ban Nha, cùng với các chính sách hỗ trợ, đã khiến nước này trở thành một trong những khu vực có chi phí hiệu quả nhất để sản xuất hydro xanh. Trong khi thị trường hydro toàn cầu chưa đáp ứng được kỳ vọng ban đầu và sự nhiệt tình của các nhà đầu tư, chỉ có một số dự án đang hoạt động – chẳng hạn như nhà máy hydro xanh Puertollano, với công suất 20 megawatt (MW) ở Tây Ban Nha – thì triển vọng vẫn hứa hẹn hơn.
Tây Ban Nha được cho là có thể tăng cường đáng kể việc sản xuất hydro xanh vào năm 2030, với hầu hết các dự án được coi là có rủi ro thấp và đang trên đà vận hành kịp thời nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ. Khoản tài trợ này đã thúc đẩy tiến độ, như đã thấy trong quyết định đầu tư cuối cùng gần đây của BP cho giai đoạn 25 MW đầu tiên của nhà máy hydro Castellón, có thể mở rộng công suất điện phân lên 2 GW vào năm 2035.
Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược khử carbon của Tây Ban Nha dường như là khai thác tiềm năng tái tạo hydro của nước này. Theo nghiên cứu của Rystad Energy, Tây Ban Nha có thể đạt được khoảng 5 GW công suất điện phân được lắp đặt vào năm 2030. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 11 GW – mức cao nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) – nước này sẽ cần hỗ trợ thêm từ các chương trình trợ cấp.
Bình An