Ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là một kết luận ban hành đúng thời điểm, có nội dung sâu sắc, thiết thực, như “cởi trói” cho sự bứt phá, để cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đã nhận được sự đồng thuận cao của Đảng viên cũng như của toàn xã hội.
Sau hơn 2 năm triển khai Kết luận 14-KL/TW giúp cán bộ có thể phát huy 6 “dám”: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
Hiện nay, Đảng ta đang tập trung chỉnh đốn vấn đề đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên. Bên cạnh đó, phải có chủ trương và cơ chế phù hợp thì mới khai thác được tối ưu trí tuệ, tài năng của đội ngũ cán bộ trên các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, kinh tế – xã hội. đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm, đổi mới, sáng tạo có hiệu quả; kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hoá thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp đó; đồng thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao…trong Kết luận số 14 này chính là điểm nhấn quan trọng để “mở đường”, “cởi trói” cho cán bộ sáng tạo và cống hiến nhiều hơn trước đòi hỏi của thực tiễn.
Kết luận số 14 được xây dựng trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ khẳng định sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận gắn liền với thực tiễn mà còn cho thấy sự vận động, phát triển trong tư duy của Đảng về vấn đề cán bộ nói chung, đánh giá cán bộ nói riêng. Với ý nghĩa đó, Kết luận số 14 không chỉ khuyến khích mà còn bảo vệ cán bộ khi những ý tưởng “xé rào” của họ (đổi mới, sáng tạo trên cơ sở nền tảng khoa học, nằm trong khuôn khổ pháp lý, đạo lý, có tính khả thi, vì lợi ích chung) được cấp ủy, người đứng đầu ủng hộ, phê duyệt và tạo điều kiện để triển khai hoặc thí điểm thực hiện.
Đặc biệt, Kết luận số 14 chỉ thực sự là “liều thuốc hiệu nghiệm”, đi vào cuộc sống khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị cũng luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo; đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ trong địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai hoặc thực hiện thí điểm được những đề xuất đổi mới, sáng tạo của họ. Đây chính là “chìa khóa” để sự khuyến khích sáng tạo và bảo vệ sự sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ được thành công. tinh thần học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn ở mỗi cán bộ đảng viên là vô cùng quan trọng. Tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời. “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Cần loại bỏ chủ nghĩa cá nhân của mỗi cán bộ, với tinh thần cống hiến phụng sự vì lợi ích chung cho đất nước, cho nhân dân thì khi đó bắt tay vào làm gì cũng không sợ hãi. Đồng thời, cũng đã đến lúc việc “chắp cánh”, “tạo thuận lợi” cho những ý tưởng sáng tạo, đột phá được những cấp ủy, người đứng đầu ủng hộ, thực thi thành công cần được/cần phải trở thành một tiêu chuẩn trong công tác xếp loại thi đua, khen thưởng của cán bộ, đảng viên và cấp ủy hằng năm.
Bác Hồ từng nhiều lần khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Thời kỳ nào cũng vậy, công tác quản lý cán bộ vô cùng quan trọng. Khi đất nước càng đổi mới, càng hội nhập thì lại càng phải có cơ chế phù hợp, phát huy được năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ có đức, có tài, có tâm và có tầm, để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chính vì thế, chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nghiệm là rất cần thiết, phù hợp với quy luật tất yếu phát triển đất nước”.
Nếu như trước đây, trong chiến tranh, rất cần những người tài để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng, thì giờ đây, thời bình cũng rất cần những con người dám nghĩ, dám thay đổi, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, có thể do tác động bởi nhiều yếu tố, rồi thực tiễn cũng đặt ra các vấn đề “nhạy cảm”, bên cạnh nhiều cán bộ tâm huyết đặt lợi ích của dân tộc, Tổ quốc lên trên hết thì cũng còn một bộ phận cán bộ lợi dụng vào vị trí công tác của mình để làm những điều trái quy định, thoái hóa, biến chất, gây ra hậu quả nghiêm trọng và đã phải trả giá. Thực tế, một số cán bộ khi nhìn vào những trường hợp bị xử lý, cũng cảm thấy chững lại, “nghe ngóng” tình hình, không dám bứt phá, quyết đoán, sợ phải chịu trách nhiệm.
Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới
cần lắm cán bộ “6 dám” có thêm bản lĩnh dấn thân, mạnh dạn trong tư duy sáng tạo và đổi mới trong triển khai các phương pháp tổ chức quản lý để kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn có tính cấp bách dám bước qua những lối mòn, những thách thức, có thêm những cơ hội để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Cho đến bây giờ, Kết luận 14-KL/TW của Bộ chính trị đã tháo gỡ, “cởi trói” cho sự sáng tạo, bứt phá. Người đứng đầu, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện hoặc cho thí điểm thực hiện bảo đảm không trái với Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Khi cán bộ có niềm tin, có cơ sở để họ cống hiến thì sẽ phát huy những sáng tạo, đem lại hiệu quả công việc. Cán bộ có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ các nguồn lực, điều kiện cần thiết để thực hiện nội dung đổi mới, sáng tạo. Cán bộ phải nghiêm túc trong đề xuất, chấp hành chủ trương, nghị quyết của cấp có thẩm quyền, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ và nỗ lực hoàn thành ý tưởng đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp phải tạo ra cơ chế để họ vươn lên, nắm bắt thời cơ, tiên phong trong cách làm sáng tạo nhằm đạt năng suất, chất lượng cao. Hoặc trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, hay trong vấn đề phòng, chống thiên tai cũng vậy, nhiều địa phương đã vận dụng rất linh hoạt phương châm “4 tại chỗ”, huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận lòng dân…
Trong quá trình của cách mạng, có những vấn đề thành công và có những cái tạm gọi chưa thành công, nhưng xét về mặt tư duy, từ thực tiễn, từ động cơ, mục đích của người cán bộ khi đi “tiên phong” chỉ đạo một vấn đề nào đó, nếu như họ đều đặt lợi ích của cộng đồng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết thì dứt khoát phải bảo vệ họ. Lịch sử sẽ phán quyết, nhân dân rất tin tưởng và yêu mến những người cán bộ như thế. Như vậy, Kết luận 14-KL/TW là sự cụ thể hóa những nội dung đã được Đại hội XIII của Đảng đã có bước đột phá về chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, đó là “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết. Do đó, cần có chủ trương thu hút, sử dụng nhân tài, xây dựng cơ chế tổng thể, đồng bộ, đủ mạnh để khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, đột phá, phát huy được trí tuệ, năng lực, bản lĩnh của cán bộ là thật sự cần thiết. Đây chính là một điểm tựa quan trọng để cán bộ tự tin hơn nữa trong việc dám đột phá những cản trở bất lợi trong quá trình thực thi công vụ mở đường để chủ trương được quy định trong pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để khuyến khích và bảo vệ cán bộ. Cấn chỉ đạo thực hiện xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung. Tiếp tục khuyến khích, đãi ngộ để đổi mới, sáng tạo, giữ gìn và phát huy chủ nghĩa yêu nước, nhân văn, nỗ lực bám sát thực tiễn trong lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân.
Đặc biệt, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hay chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại, thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp; nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Có thể nói, tinh thần bảo vệ cán bộ là rất quyết liệt, mạnh mẽ, nhưng nó chỉ hiện thực “khi và chỉ khi” cán bộ thật sự đề xuất đổi mới, sáng tạo “vì lợi ích chung”, chứ không phải sự sáng tạo vì lợi ích nhóm hay quyền bính cá nhân. Có nghĩa là những cán bộ sáng tạo, đột phá, “xé rào” vì nước, vì dân, vì lợi ích của tập thể, cộng đồng thì mới được Đảng, Nhà nước và khuôn khổ pháp lý, pháp luật bảo vệ đến tận cùng. Còn ngược lại, Đảng sẽ nghiêm khắc xử lý mạnh mẽ đúng như Kết luận số 14-KL/TW chỉ rõ: “Xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.