Trong bối cảnh bình thường mới, nhiều doanh nghiệp có kỳ đại hội cổ đông vào tháng 4 quan tâm hơn đến giải pháp tổ chức trực tuyến phù hợp với xu thế chuyển đổi số.
Nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp đại hội cổ đông trực tuyến từ Bvote, nhờ đáp ứng yêu cầu về tốc độ, sự tiện lợi, tính minh bạch, chuyên nghiệp, cùng khả năng tối ưu về chi phí.
Lợi thế về công nghệ
Là đơn vị ứng dụng công nghệ Blockchain (công nghệ “chìa khóa” cho chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0), Bvote giữ vững vị thế trên thị trường cung ứng giải pháp đại hội cổ đông trực tuyến ở Việt Nam. Đại diện Bvote cho biết, đơn vị giúp doanh nghiệp đảm bảo thông tin và dữ liệu trong quá trình biểu quyết của đại hội cổ đông không thể bị can thiệp hay thay thế.
Bên cạnh khả năng tối ưu về mặt thời gian (doanh nghiệp có thể sẵn sàng cho đại hội cổ đông chỉ trong 4-5 ngày), Bvote giúp nâng cao khả năng tối ưu về chi phí tổ chức cho đối tác. Thay vì huy động đội ngũ nhân sự với nguồn chi phí lớn, Bvote có thể giúp doanh nghiệp giảm đến 80% kinh phí, thời gian và công sức nhờ tối ưu hóa quy chế và tinh giản hóa các khâu tổ chức.
“Ứng dụng Bvote vào tổ chức họp đại hội cổ đông cho thấy sự thấu hiểu từ phía doanh nghiệp, chủ động hỗ trợ cổ đông giải quyết những khó khăn trong vấn đề di chuyển, hay tâm lý e ngại các hoạt động đông người giữa bối cảnh phức tạp của đại dịch”, đại diện Bvote cho biết. Tính năng cho phép cổ đông đăng ký phát biểu qua màn hình (khi một cổ đông phát biểu ý kiến, các cổ đông khác đều dễ dàng theo dõi trực tiếp từ xa) còn giúp kéo gần khoảng cách về giao tiếp, đảm bảo tiếng nói của mọi cổ đông đều được lãnh đạo doanh nghiệp ghi nhận, lắng nghe.
Cổ đông tham dự thông qua giao diện web, không cần cài app hay thao tác eKYC (định danh điện tử). Tuy nhiên, để ngăn chặn mọi sự giả mạo danh tính, mỗi cổ động được cung cấp 1 link truy cập riêng, định danh thông qua CMND và OTP. Điều này đảm bảo tính riêng tư, toàn vẹn dữ liệu, minh bạch trong các nội dung biểu quyết.
Nhiều doanh nghiệp chọn Bvote
Hai năm trước, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) lần đầu tiên thử tổ chức họp đại hội cổ đông trực tuyến cùng Bvote như một giải pháp tình thế bắt buộc, nhưng chính lựa chọn này đã mang đến thắng lợi lớn cho kỳ đại hội cổ đông khi ghi nhận tới gần 100% cổ đông tham gia và thực hiện quyền biểu quyết, điều mà trước đây tập đoàn chưa từng đạt được. Ông Trần Ngọc Năm, Chủ tịch HĐQT PJICO, cho biết doanh nghiệp đã tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể nhờ Bvote.
Năm 2021, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) lựa chọn Bvote cho kỳ đại hội cổ đông đầu tiên của mình dưới hình thức trực tuyến. Ấn tượng với sự tiện lợi của giải pháp và tính chuyên nghiệp của đơn vị tổ chức, trong năm tiếp theo, lãnh đạo công ty tiếp tục quay trở lại và đặt niềm tin vào Bvote cho mùa đại hội cổ đông 2022, dù các quy định về giãn cách đã được nới lỏng.
Không chỉ PJICO hay PVOIL, hàng chục tập đoàn và công ty niêm yết khác cũng chọn Bvote: Từ ngành tiêu dùng như Landmark Holding đến xây dựng bất động sản như Tasco, SSG, Bamboo Capital, Tập đoàn Xây Dựng Hòa Bình, hay ngành vận tải Vietranstimex, CTCP Kho vận miền Nam…
Ông Phạm Việt Khoa, chủ tịch Hội đồng Quản trị Fecon, cho biết rất hài lòng trong lần đầu áp dụng Bvote, hầu hết các tờ trình đã đạt tới 99%.
“Bvote hiểu rằng, sự song hành của cổ đông là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp cất cánh. Nhờ sự vượt trội về tính công bằng, hiệu quả, khả năng tạo ấn tượng, đến nay, đã có hơn 100 buổi họp đại hội cổ đông của các doanh nghiệp lớn được tổ chức bằng Bvote”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Theo Dân Trí