Tôi cũng đã phấn đấu đi lên từ chiến sĩ và các thế hệ trẻ ngày nay hãy “Học, học nữa, học mãi”

* Thượng tướng, Viện sĩ,  Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, nguyên Thứ trưởng BQP, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 26 tuổi và vị tướng trẻ nhất thời kỳ chống Mỹ ở tuổi 40.

Năm 2010, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang (LB) Nga đã tổ chức Lễ trao bằng Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự LB Nga cho Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu,. Từ năm 2010 đến nay, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tiếp tục cống hiến cho khoa học quân sự với mục tiêu cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu về tác chiến điện tử, chiến tranh sinh học, chiến tranh vũ trụ trong tương lai. Chiến tranh truyền thống đã qua rồi, bây giờ chúng ta phải nghiên cứu những cái mới để bổ sung cho học thuyết quốc phòng Việt Nam cũng như bổ sung cho nền khoa học quân sự Việt Nam và trên thế giới.

Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu

* Lời nhắn nhủ của Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu với các Học viên các trường Học viện, Đại học thuộc Quân đội và với các bạn trẻ ngày nay

Đến nay tôi đã gửi tặng một số sách của tôi viết và một số cuốn sách nhà văn, nhà báo viết về tôi cho các Học viên các trường Học viện, Đại học thuộc Quân đội và thư viện TP Hà Nội , TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quàng Ninh, đảo Trường Sa, … Với các bạn trẻ ngày nay tôi chỉ muốn góp thêm góc nhỏ để tìm đọc vì cách đây 59 năm, tôi cũng như các bạn trẻ bây giờ, theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường nhập ngũ. Năm ấy tôi mới 18 tuổi. Suốt những chặng đường đó, tôi cũng như nhiều thanh niên lên đường với tinh thần tuổi trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”. Tôi đã tham gia 4 chiến dịch lớn là Mậu Thân 1968, chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975; tham gia 67 trận đánh ác liệt, sống chết với đồng đội nên càng thấm thía giá trị của cuộc sống hòa bình ngày nay cũng như trách nhiệm của những người đang sống đối với các anh hùng, liệt sĩ..

Nếu không đánh giặc, tôi sẽ trở thành nhà giáo. Khi đeo ba lô lên đường đi đánh giặc, tôi vẫn mang sách đi học và nuôi ước mơ sau này hết chiến tranh sẽ trở thành nhà giáo.

“Tôi không có tài sản gì nhiều, mà chỉ có những cuốn sách”. Có thể những cuốn sách của tôi, do tôi viết hay do các nhà văn, nhà báo viết về tôi có thể chưa hẳn là hay, chưa thật hấp dẫn người đọc nhưng ít nhất, ở một chừng mực nào đó, có nhiều thông tin bổ ích mà khi cần thiết, người ta có thể tra cứu.

Chiến tranh truyền thống đã qua rồi, bây giờ chúng ta phải nghiên cứu những cái mới để bổ sung cho học thuyết quốc phòng Việt Nam cũng như bổ sung cho nền khoa học quân sự Việt Nam và trên thế giới.

Tôi chia sẻ các kiến thức của mình, chỉ mong các thế hệ sau có thể vận dụng sáng tạo để xử lý vấn đề mới phát sinh.

Trong từng giai đoạn cuộc đời, trong từng mảng hoạt động đa dạng, tôi đều có sách để lại, đó là một kho báu kiến thức đa dạng được truyền đạt một cách giản dị, dễ hiểu qua lẽ sống trải nghiệm, đúc rút được.

Tôi cho rằng dù khoác trên mình màu xanh áo lính, hay là trở thành bác sĩ, thầy giáo, nhà khoa học, ….nếu luôn mang trong mình một niềm tin và phấn đấu vì đất nước, thì đó đều là những khát khao thế hệ trẻ nên thực hiện.

Tuổi trẻ nên có lý tưởng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của đồng bào lên trên hết. Bởi lợi ích quốc gia, dân tộc chính là lợi ích của mỗi cá nhân. Khi Tổ quốc, đất nước bình yên, giàu mạnh thì người dân no ấm, yên tâm phát triển kinh tế. Kinh tế có vững thì quốc phòng mới mạnh.

Tôi chỉ muốn nói rằng, mỗi thời điểm lịch sử lại sản sinh ra những con người lịch sử khác nhau như câu nói “thời thế tạo anh hùng” nhưng điểm chung của họ là những con người yêu nước. Có lòng yêu nước thì có điểm tựa để làm nên những điều lớn lao để bắt kịp thế giới đang bước vào thời đại phát triển công nghệ mới của CN 4.0 nhất là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Tôi có một mong ước, là mỗi người hãy tập cho mình thói quen giành ra một khoảng thời gian trong ngày để đọc sách. Ban đầu có thể khó khăn nhưng chỉ cần kiên trì, sẽ tạo được thói quen. Khi thành thói quen, việc đọc sách trở nên dễ dàng.

* Văn phòng giới thiệu về các đầu sách của Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu.

Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu đã nổi tiếng trên văn đàn khi trực tiếp biên soạn xuất bản 9 cuốn sách: Một thời Quảng Trị; Vị tướng với an ninh môi trường; Vận dụng phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống thiên tai; Ký ức tháng Tư năm 1975 và những điều suy ngẫm; Một số vấn đề nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc; Quân đội với vấn đề giải quyết hậu quả sau chiến tranh; Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng; Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga mô hình mới về hợp tác khoa học và công nghệ; Nghiên cứu một số vấn đề về học thuyết quốc phòng Việt Nam.

Các cuốn sách các nhà văn, nhà báo viết về Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tiêu biểu phải kể đến: Đại đội trưởng của tôi; Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội; Những bước chân không mỏi của người anh hùng; Vị tướng có duyên với con số 7; Vị tướng 9 năm ở nhà con rồng; Ngọn đèn trong bão lửa; Vị tướng Thành Nam; Vị tướng với mùa Xuân; Vị tướng với tình yêu nước Nga; Đời binh nghiệp kết tinh thành sách quý; ….; Cuối năm 2022 ra mắt cuốn sách ảnh “Những khoảnh khắc của thời gian”, một lần nữa Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu lại cho độc giả thấy lịch sử luôn là dòng chảy mãi mãi, không bao giờ ngừng nghỉ, nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Cuộc đời là những khoảnh khắc đáng nhớ, như một cuốn phim sống động, những hình ảnh quý giá về quê hương, gia đình, đồng đội hơn nửa thế kỷ nay là điểm nhấn khắc họa chân dung người anh hùng.

Đến nay, dù đã về hưu, ở tuổi 77 nhưng lịch làm việc của  Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu vẫn dày đặc, vẫn miệt mài nghiên cứu và thực hiện câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lenin chính là chân lí của học tập. Là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Và câu nói bất hủ của nhà bác học Đác-Uyn “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ,

Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại

Muốn đạt mục đích, thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, Chí công, vô tư”. Đó là những điều căn cốt nhất về giáo dục trong chế độ mới và có ý nghĩa rất lớn cho nền giáo dục nước nhà.

Cám ơn những chia sẻ của Thượng tướng với lớp trẻ ngày nay./.

 

Nguyễn Thị Thanh Hường, văn phòng  Viện sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *