Xu hướng của thành phố Hà Nội, phát triển đô thị hạ tầng xanh giảm phát thải Co2 xây dựng giao thông công cộng, ngày càng tiện lợi nhằm phục vụ đời sống đi lại của người dân .
Từ năm 2021, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào hoạt động chính thức bán vé phục vụ người dân. Đến nay đã được gần 4 năm cho thấy sự phát triển rõ rệt, giúp kết nối Quận Hà Đông với trung tâm thành phố. Nhìn chung cho thấy đà phát triển vùng phía tây Hà Nội càng ngày càng lớn.Trong báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) – đơn vị vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông báo lãi, tổng doanh thu đạt 515 tỉ đồng.Trong đó, có 74 tỉ đồng là dịch vụ bán vé (chiếm 14%) và 441 tỉ đồng là doanh thu trợ giá(chiếm 86%). Sau khi trừ chi phí Hanoi Metro lãi sau thuế đạt hơn 13 tỉ đồng.
Thời gian đầu người dân vẫn còn e ngại, vì có quá nhiều tiêu cực tồn tại từ trước đó. Cho đến nay mọi lo ngại đã được dẹp bỏ, thay vào đó là sự lợi ích được nhìn thấy .Người dân mong muốn loại bỏ những hạn chế trong quá trình xây dựng và kinh phí được đẩy nhanh hơn nữa.Năm 2024, Hanoi Metro đặt mục tiêu vận chuyển 11 triệu lượt khách và gần 530 tỉ đồng doanh thu.
Chị Trần Thị La 45 tuổi ( ở Giảng Võ, Hà Nội, hiện tại đang công tác tại Học viện y học cổ truyền Việt Nam) cho biết, thời điểm chưa có tàu điện thì chị đi bằng phương tiện xe gắn máy. Quãng đường khoảng hơn 10km, chi phí một tháng bỏ ra khoảng 1 triệu đồng và thời gian di chuyển đoạn đường mất khoảng 1tiếng đồng hồ trong giờ cao điểm. Trong đó, tiền xăng chiếm khoảng 500.000 đồng và phần còn lại là chi phí bảo dưỡng, gửi xe.
Chị La cho biết thêm, từ ngày có tuyến đường sắt thì chị chỉ đi tàu điện và xe bus. Chi phí chị bỏ ra chỉ khoảng 400.000 đồng. Trong đó, 200.000 đồng vé tháng tàu điện, 200.000 đồng còn lại là vé tháng xe bus. Tính về kinh tế thì bằng ½ so với đi xe máy và giúp chị tiết kiệm được khá nhiều về thời gian đi lại. Chị chỉ mất một nửa thời gian so với trước đó.
Việc đi phương tiện công cộng làm giảm áp lực hạ tầng giao thông thành phố. Góp phần làm giảm ùn tắc, không khí trong lành hơn và tiết kiệm được chi phí. Được đi lại trong môi trường tốt cho sức khoẻ và ít khói bụi là điều cần thiết đối với người dân hiện nay, chị La bày tỏ.
Vừa qua,ngày 8/8/2024 tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao và được miễn phí 15 ngày.Theo Hanoi Metro cho biết, riêng ngày 2/9 hai tuyến đường sắt vận chuyển khoảng 71.800 lượt hành khách.Trong đó, tuyến Cát Linh- Hà Đông phục vụ 41.800 lượt khách; tuyến Nhổn- ga Hà Nội phục vụ khoảng 30.000 lượt hành khách. Dự kiến tuyến đường sắt số 3 sẽ được triển khai, kết nối ga Hà Nội- Hoàng Mai, toàn bộ tuyến sẽ được đi ngầm .Người dân mong muốn thành phố Hà Nội, sớm nghiên cứu triển khai xây dựng thêm nhiều tuyến đường sắt đô thị, để người dân đi lại ngày một thuận tiện hơn. Khi đó sẽ giảm bớt chi phí được đi lại của người dân.
Thời gian đầu, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một trong những tụ điểm trải nghiệm và check in của giới trẻ. Người dân mong muốn, thành phố Hà Nội sớm nghiên cứu xây dựng các bãi trông giữ xe, phương tiện cá nhân tại các nhà ga trên các tuyến đường sắt tạo thuận tiện việc đi lại và tránh việc tiêu cực xảy ra.
Văn Công