Bản Sì Thâu Chải – Thiên đường du lịch cộng đồng trong lòng núi rừng

Nằm trên độ cao khoảng 1.400m so với mặt nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường đang trải qua sự biến đổi không ngừng, vươn lên thành điểm đến du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Sự thành công ban đầu này mở ra triển vọng cho một hướng phát triển kinh tế mới, kết hợp với việc bảo tồn và tôn vinh giá trị thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao tại Lai Châu.

Trong chương trình học của lớp CCLLCT K74.A15 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Lai Châu, sau khi thảo luận về kết quả của việc xây dựng nông thôn mới và việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh, Đoàn đã tiến hành một chuyến thăm và thực tế tại bản Sì Thâu Chải ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường để nghiên cứu về việc phát triển du lịch cộng đồng.Bản Sì Thâu Chải cách thị trấn Tam Đường khoảng 6 km, với hơn 60 hộ dân là người Dao sinh sống. Đứng từ bản, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn được toàn cảnh thị trấn Tam Đường cùng khung cảnh của núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc.

Bản Sì Thâu Chải là một trong những bản đẹp, đặc trưng về du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao, thu hút du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm.
Lớp CCLLCT K74 A15 Tham quan thực tế tại Sì Thâu Chải

Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi khi đến đây là không gian yên tĩnh, cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch đẹp với hoa hồng, hoa địa lan, nhiều loại cây ăn quả đào, mận, lê trồng hai bên đường đi, trồng trong vườn, trên sườn núi. Con đường dẫn vào bản được lát đá, hai bên đường đi là những bức tường đá, một vài chỗ còn làm tượng những con giống như gà, lợn, vịt, chim rất vui nhộn. Gần hai bên đường đi là những ngôi gỗ đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao, trong đó cổng mỗi gia đình làm du lịch cộng đồng được tạo dáng theo các kiểu dáng khác nhau.

Ngôi nhà nhỏ của người dân ở Sì Thâu Chải

Không chỉ có vậy, với đặc thù địa lý, ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên vùng đất với những cánh đồng rộng thênh thang, trải dài lượn mềm mại từ 4 bề lưng núi xuống thung lũng. Khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, trong lành, con thác Tác Tình đổ trắng xóa khiến cho du khách luôn phải tò mò ngắm nhìn… Đặc biệt, vào thời điểm mùa Xuân, mùa Hạ nếu lên Sì Thâu Chải, du khách có thể đi vào những cánh rừng để thưởng thức, ngắm nhìn, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, rực rỡ của hoa mận, hoa đào.

Những ngôi nhà nhỏ trong bản Sì Thâu Chải

Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp của tạo hóa, bản Sì Thâu Chải còn là nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán độc đáo của người Dao. Tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhảy lửa; tham gia các nghề truyền thống như thêu, dệt, vẽ hoa văn trên vải. Thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc vùng cao ngay trong chính không gian văn hóa cộng đồng, dưới những ngôi nhà gỗ hàng trăm tuổi.

Nghề thêu bản Sì Thâu Chải

Đặc biệt, được thả mình trên những cung đường rừng vô cùng thú vị để tham quan, chụp ảnh bên thác Tác Tình huyền thoại quanh năm tung bọt trắng xóa – nơi gắn với truyền thuyết về câu chuyện tình yêu của đôi trai gái người Dao. Đến đây, du khách cũng có thể thuê trang phục truyền thống của người Dao vô cùng ấn tượng và sinh động để check-in các cảnh đẹp.

Sì Thâu Chải đã và đang là một trong những điểm nhấn trong hệ thống các điểm đến du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tại Lai Châu. Đặc biệt với địa hình thích hợp để phát triển môn thể thao mạo hiểm còn mới lạ ở Việt Nam – dù lượn, bản Sì Thâu Chải đang đón hàng ngàn lượt du khách tới trải nghiệm, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con. Cũng bởi vậy, bà con rất đoàn kết, nhắc nhở nhau có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, xây dựng bản sạch đẹp, văn minh để làm du lịch lâu dài.

Bản Sì Thâu Chải với địa hình thích hợp để phát triển môn thể thao mạo hiểm còn mới lạ ở Việt Nam – dù lượn

Hiện bản Sì Thâu Chải có 13 hộ dân làm homestay, có khả năng đón tiếp khoảng hơn 200 khách đến ngủ qua đêm. Từ đầu năm đến nay, bản Sì Thâu Chải đón trên 2.000 lượt khách, khoảng 700 khách nghỉ lại qua đêm tại các gia đình làm homestay. Nhờ thế, kinh tế các hộ dân trong bản được cải thiện, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao ở Sì Thâu Chải ngày càng được nâng cao.

Ngoài ra tập thể lớp CCLLCT K74 A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh qua thăm quan, thực tế tại khu sinh thái Bản Thẳm, đặc biệt ở đây tập thể lớp còn được đón tiếp, giao lưu nồng nhiệt, mà đập chất nghĩa tình của ban lãnh đạo cùng cán bộ huyện Tam Đường.

Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Hương giáo viên chủ nhiệm lớp K74 A15 đại diện tặng quà lưu niệm huyện Tam Đường

Phong cảnh du lịch Bản Thẳm

Với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Lai Châu, cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc Dao nơi đây, Sì Thâu Chải hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mơi ấm no hơn, trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Sự đổi thay ấy giúp đồng bào thêm gắn bó với bản sắc và vững tin phát triển kinh tế; trở thành một “điểm hẹn” cho du khách trong ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *